Vậy văn hóa giao tiếp – ứng xử của người Đức có gì đặc biệt? Hãy khám phá những điều thú vị về con người nơi đây qua bài viết sau!
Cách chào hỏi của người Đức mang đậm nét đặc trưng của văn hóa phương Tây. Trong cuộc sống thường ngày, họ thường ôm hôn để bày tỏ niềm vui khi gặp mặt bạn bè, người thân. Cụ thể, khi 2 người gặp nhau, người đến sau sẽ chào người đến trước hoặc ai nhìn thấy trước thì sẽ chào người kia trước. Điểm này khá giống với văn hóa chào hỏi ở Việt Nam. Đối với những người là lần đầu gặp mặt, sau khi tất cả đã dược giới thiệu những thông tin cơ bản thì hai bên mới bắt tay nhau một cách lịch thiệp.
Khi trao danh thiếp cũng có những quy tắc nhất định. Đó là khách sẽ là người đầu tiên trao danh thiếp hoặc người có cấp bậc, đại vị cao hơn sẽ trao trước hoặc chủ nhà sẽ trao cho tất cả mọi người theo thứ tự từ gần tới xa (vị trí mà người chủ đang đứng). Và một điều hiển nhiên, người nhận sẽ xem xét kĩ lưỡng thông tin trên tờ danh thiếp được nhận trước khi cất chúng đi.
Nếu có ý định bắt chuyện, làm quen với một ai đó bạn nên mở đầu bằng những chủ đề thú vị trong cuộc sống như ca nhạc, thể thao, phim ảnh,… để tạo bầu không khí vui vẻ, thân thiện. Đừng nên bàn luận về các chủ đề chính trị hay tôn giáo. Vì rất có thể nó sẽ tạo ra một cuộc tranh luận gay gắt khiến mục đích ban đầu của bạn bị hủy hoại.
Bạn cũng cần lưu ý đến việc giữ khoảng cách phù hợp trong quá trình giao tiếp. Nếu như ở Việt Nam, chúng ta có thể thoải mái đứng gần, thậm chí khoác vai nhau vừa đi vừa trò chuyện với cả những người không thân cho lắm thì tại Đức khoảng cách chính là thước đo mức độ thân thiết của những người tham gia cuộc trò chuyện. Ở đây, khoảng cách 60 cm được coi là “khu vực” dành cho những người quan trọng như bạn bè thân thiết hay người trong gia đình. Nếu chỉ là mối quan hệ xã giao, làm ăn thì cự li 1m là khoảng cách phù hợp dành cho bạn. Đối với cuộc trò chuyện nhóm, mọi ngời thường đứng với khoảng cách từ 1 – 2 m.
Việc lựa chọn động tác, ngôn ngữ cũng rất được chú trọng trong giao tiếp – ứng xử tại Đức. Ở Đức có nhiều cách xưng hô khác nhau, tùy thuộc vào mối quan hệ, địa vị, tuổi tác,… Cách gọi lịch sự nhất với người đang nói chuyện với bạn là Sie (anh, ông, bà, ngài,… Những người thân thiết hơn có thể gọi nhau bằng tên. Trong khi đó, ới những người có địa vị nhất định trong xã hội chẳng hạn như Tiến sĩ, Bộ trưởng,… người Đức hay gọi đầy đủ tên ghép của người đối thoại kèm với chức vụ chính của họ để thể hiện sự kính trọng. Ví dụ: Tiến Sỹ Zimmermann, Giáo sư Schmidt. Những gia đình quyền quý thì thêm từ “von” trước tên của họ. Ví dụ: bá tước Manfred von Richthofen.
Đó là ứng xử trực tiếp vậy trường hợp gián tiếp, chẳng hạn qua điện thoại thì sao? Trong một cuộc trò chuyện điện thoại người gọi đến thường chào và giới thiệu bản thân trước. Người được gọi thường xưng tên, không nên sử dụng ngôi thứ 3 để trả lời. Tuy nhiên, nếu gọi điện từ các máy công cộng bạn không nên nói tên đầy đủ để tránh trường hợp bị nghe lén.
Hi vọng, bài viết trên đã mang đến cho bạn những thông tin bổ ích. Đặc biệt đối với những người đang có ý định học tập, làm việc tại Đức.